Công nhận lẫn nhau về Chương trình doanh nghiệp ưu tiên giữa các nước Đông Nam Á
Tổng cục Hải quan vừa tham gia ký Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về Chương trình doanh nghiệp ưu tiên theo hình thức trực tuyến với các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Hải quan các nước tham gia ký trực tuyến gồm có 10 nước: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Các nội dung trọng tâm trong Thỏa thuận được ký kết bao gồm: Công nhận lẫn nhau và các biện pháp tạo thuận lợi thương mại. Theo đó, mỗi bên tham gia sẽ chấp nhận việc thẩm định và công nhận của Chương trình của bên tham gia khác cấp cho thành viên.
Sau khi các bên đã thiết lập tính tương thích Chương trình của mình, mỗi bên tham gia sẽ đối xử với các thành viên của Chương trình của các bên tham gia khác theo cách có thể so sánh với Chương trình của chính mình và cung cấp cho các thành viên trong phạm vi có thể.
Các biện pháp tạo thuận lợi thương mại gồm có:
Một là, thông quan nhanh chóng bằng cách giảm việc kiểm tra hồ sơ và/hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa, đối với hàng hóa xuất phát từ hoặc vận chuyển cho một thành viên của Chương trình của các bên tham gia khác, tùy thuộc vào việc đánh giá mức độ rủi ro an ninh.
Hai là, ưu tiên kiểm tra cho hàng hóa xuất phát từ hoặc vận chuyển cho một thành viên của Chương trình của các bên tham gia khác đã được lựa chọn để kiểm tra thực tế.
Ba là, trường hợp có sự gián đoạn đối với thương mại quốc tế, cố gắng ưu tiên thông quan nhanh cho hàng hóa có nguồn gốc từ hoặc được chuyển đến một thành viên của Chương trình của các bên tham gia khác...
Các bên tham gia sẽ thiết lập cơ chế trao đổi thông tin để thực hiện có hiệu quả bằng cách thực hiện một số biện pháp sau:
Thứ nhất, các bên thường xuyên trao đổi cập nhật thông tin về thành viên thuộc chương trình tương ứng của mình bao gồm tên, địa chỉ, định danh duy nhất/số tham chiếu AEO, tình trạng công nhận và bất kỳ thông tin liên quan khác thông qua một kênh liên lạc đã đồng ý theo một cách đảm bảo an ninh. Khi có thông tin, các bên tham gia sẽ trao đổi thông tin đã được thống nhất một cách kịp thời ở mức có thể.
Thứ hai, các bên tham gia sẽ cung cấp thông tin cập nhật về những thay đổi đối với các Chương trình tương ứng của mình, bao gồm cả các thủ tục hành chính và thực hiện hoặc các thay đổi về tên của các Chương trình của mình; trao đổi thông tin có lợi được các bên đồng ý. Thông tin được cung cấp gồm: số liệu thống kê liên quan đến việc thực hiện các chương trình bởi các thành viên của các bên tham gia, tác động của tạo thuận lợi thương mại hoặc các lợi ích quan sát được, hoặc thông tin khác liên quan đến an ninh chuỗi cung ứng…
Trong tương lai, các bên tham gia sẽ tích cực triển khai thực hiện thỏa thuận này nhằm củng cố an ninh chuỗi cung ứng và tăng cường lợi ích chung trong tạo thuận lợi thương mại của các bên tham gia.
Mỗi bên tham gia cung cấp cho các thành viên của Chương trình của các bên tham gia khác những lợi ích hơn nữa phù hợp với thỏa thuận này; tham gia vào các cuộc đối thoại để thảo luận về các cơ hội để cho phép nối lại thương mại sau sự gián đoạn trong các tình huống khẩn cấp.
Hi vọng rằng, sau khi tham gia Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về Chương trình doanh nghiệp ưu tiên với các nước ASEAN, các doanh nghiệp ưu tiên của Việt Nam ngày càng tăng thêm khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế khi được tiếp cận gần hơn, nhanh hơn với nhiều khách hàng mới và tiềm năng tại các nước cùng tham gia.
Bài viết liên quan
Hải quan Bắc Ninh triển khai Kế hoạch phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp
Lãnh đạo Cục Hải quan Bắc Ninh vừa đến thăm và làm việc với một số Tập đoàn, Công ty lớn trên địa bàn quản lý. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ triển khai Kế hoạch phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp và các bên liên quan năm 2023.
Hải quan Hữu Nghị chủ động nắm thông tin, gỡ khó cho doanh nghiệp
Kể từ ngày 8/1, khi Trung Quốc mở lại hoạt động thông quan tại các cửa khẩu, lượng hàng hóa XNK qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn) đã tăng mạnh. Để nâng cao năng lực thông quan, Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị (Cục Hải quan Lạng Sơn) đã tổ chức hội nghị đối thoại nhằm chủ động nắm bắt thông tin, kế hoạch kinh doanh sản xuất, lắng nghe, ghi nhận, tháo gỡ khó khăn, đồng hành cùng DN.
QUY TRÌNH VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BỘ
Vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ là quá trình hàng hóa di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Sử dụng các phương tiện như: xe tải, container, xe bồn và xe fooc. Hiện nay, phương thức vận chuyển này phổ biến nhất hiện nay, được đa số chủ hàng lựa chọn. Tiết kiệm được thời gian vận chuyển.
QUỸ ĐẦU TƯ ANH RÓT HƠN 20 TRIỆU USD VÀO KHU CÔNG NGHIỆP Ở HẢI DƯƠNG
Chi hơn 20 triệu USD để sở hữu 49% tại khu công nghiệp An Phát 1 (Hải Dương), Quỹ đầu tư Actis (Anh) sẽ phát triển khu công nghiệp, nhà xưởng, kho bãi trị giá 250 triệu USD.
Thị trường Trung Quốc yêu cầu khắt khe với an toàn vệ sinh thực phẩm
Hải quan Trung Quốc cho biết nguyên tắc cao nhất để nhập khẩu nông sản vào thị trường này là đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Hải quan Bắc Ninh: Lấy sự hài lòng của doanh nghiệp để đánh giá hiệu quả cải cách
Đảm bảo tạo thuận lợi, đơn giản thủ tục hành chính dễ hiểu, dễ tiếp cận; tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính đảm bảo 100% đúng hạn… là những nội dung được Cục Hải quan Bắc Ninh đặt ra hướng đến phục vụ tốt hơn cho doanh nghiệp, người dân.
SỰ CỐ KÊNH SUEZ KHÔNG THỂ NGĂN CẢN THƯƠNG MẠI TOÀN CẦU
Sản xuất đang bùng nổ ở nhiều nước và việc gián đoạn trên kênh Suez lại chính là dấu hiệu thương mại hàng hóa toàn cầu vẫn rất nhộn nhịp.
VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẮC NAM CÙNG PCL
DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẮC NAM PCL
Copyright © 2021 Pacific Container Lines All rights reserved.