Tọa đàm tạo diễn đàn cho các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp, hiệp hội nói lên tiếng nói của mình và đưa ra những giải pháp hữu hiệu giúp nâng cao năng lực trong “cuộc chiến” chống hàng lậu, hàng giả.
Thực hiện nhiệm vụ Tổng cục Hải quan giao, ngày 02/12/2022, Tạp chí Hải quan tổ chức tọa đàm “Chung tay chống hàng lậu, hàng giả, bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp, quyền lợi người tiêu dùng”. Tọa đàm có sự tham dự của các đại biểu, diễn giả gồm ông Nguyễn Văn Thọ, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan; ông Nguyễn Minh Tuấn, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 Quốc gia; ông Nguyễn Văn Ổn, Phó Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu; bà Phan Thị Việt Thu, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TP Hồ Chí Minh. Tọa đàm còn có sự tham dự của các đại biểu đại diện các Cục Hải quan, Biên phòng, Công an, Quản lý thị trường các tỉnh, thành phía Nam; Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TP Hồ Chí Minh; các chuyên gia, các Hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp hoạt động XNK, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài...
Phát biểu khai mạc tọa đàm, bà Vũ Thị Ánh Hồng, Tổng biên tập Tạp chí Hải quan cho biết, tình hình buôn lậu, hàng giả đang diễn biến hết sức phức tạp trên phạm vi cả nước, đặc biệt tại các thành phố lớn, các địa phương có cửa khẩu biên giới đường bộ với nước bạn, mặc dù thời gian qua các bộ, ngành, địa phương đã có nhiều giải pháp đấu tranh, ngăn chặn, bắt giữ nhiều vụ vi phạm. Hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển hàng cấm và hàng giả dự báo sẽ có những phức tạp vào dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 sắp tới, trong đó có cả hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả qua nền tảng thương mại điện tử.
“Chúng tôi hy vọng, qua buổi tọa đàm này, các diễn giả, các hiệp hội, quý doanh nghiệp sẽ có nhiều ý kiến nhận diện thực trạng, về tình hình buôn lậu, hàng giả, cũng như khó khăn, hạn chế hiện nay trong công tác chống hàng lậu, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ; chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp, hiến kế… để góp phần nâng cao năng lực trong công tác chống hàng lậu, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ; Đồng thời mong muốn các doanh nghiệp bị xâm phạm mạnh dạn có tiếng nói của mình để cùng cơ quan chức năng vào cuộc ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng làm hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ ngay tại cửa khẩu, cũng như trong nội địa”, bà Vũ Thị Ánh Hồng nhấn mạnh.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ cho biết: “Với vai trò là thành viên cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, Tổng cục Hải quan đã chủ động tham mưu, đề xuất nhiều giải pháp và trình ban hành kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, vùng biển và địa bàn nội địa; đồng thời chỉ đạo toàn ngành Hải quan tập trung nguồn lực triển khai quyết liệt, áp dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan, tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tại các tuyến, địa bàn, mặt hàng trọng điểm, trọng tâm vào các mặt hàng cấm, hàng có giá trị lớn, thuế suất cao... Đặc biệt là cao điểm chống buôn lậu gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023.”
Tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Minh Tuấn, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 Quốc gia đã có những đánh giá về thực trạng hàng lậu, hàng giả.
Ông Nguyễn Văn Ổn, Phó Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu – Tổng cục Hải quan đã chia sẻ thông tin về vấn nạn buôn bán vận chuyển hàng hóa, hàng giả; các thủ đoạn các đối tượng đã sử dụng,.. kết quả đấu tranh của lực lượng Hải quan dưới góc độ cơ quan chuyên trách chống buôn lậu của ngành Hải quan.
Chia sẻ về những tác động của hàng lậu hàng giả ảnh hưởng đến doanh nghiệp và người tiêu dùng, Luật gia Phan Thị Việt Thu, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền lợi Người tiêu dùng TP Hồ Chí Minh cho rằng: trong phạm vi quốc gia, hàng lậu, hàng giả làm trì trệ sự phát triển kinh tế, gây bất ổn xã hội, làm thiệt hại cho giới doanh nghiệp, ảnh hưởng nặng nề đến người tiêu dùng về nhiều mặt, mà điều quan trọng, người tiêu dùng chính là tất cả người dân đang sinh sống trên đất nước. Theo đó, để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và doanh nghiệp, việc hoàn thiện quy định pháp luật là điều kiện kiên quyết hàng đầu. Chúng ta phải rà soát, chỉnh sửa, thay đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn. Quan trọng là các quy định liên quan đến xuất xứ hàng hóa. Đồng thời tăng cường công tác khảo sát thị trường nhằm phát hiện, ngăn ngừa sản phẩm giả thâm nhập hệ thống phân phối; có sự phối kết chặt chẽ với quản lý thị trường, cảnh sát kinh tế để thông tin kịp thời về các sản phẩm giả trên thị trường nhằm tìm kiếm hỗ trợ về mặt pháp lý, xử lý hàng giả một cách tích cực, triệt để, không vì giá trị nhỏ mà bỏ qua.
Cùng với đó, theo bà Phan Thị Việt Thu: trách nhiệm của người tiêu dùng nên mua hàng có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, để có thể tự bảo vệ mình khi sử dụng hàng có vấn đề về chất lượng…
Doanh nghiệp phải mạnh dạn tích cực hợp tác với các cơ quan chức năng để tận dụng các biện pháp chế tài theo qui định pháp luật đối với kịp thời đưa ra những hình thức khuyến thưởng dành cho người tiêu dùng phát hiện hàng giả… Đồng thời dự liệu các chương trình thay đổi mẫu mã sản phẩm và thông báo, hướng dẫn để người tiêu dùng nắm bắt, định kỳ tổ chức rà soát thị trường để phát hiện hàng giả,…
Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã thảo luận, trao đổi về thực trạng hàng lậu, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ; các biện pháp kiểm soát, ngăn chặn nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo vệ doanh nghiệp. Các đại biểu tham dự tọa đàm cũng đã trao đổi với Lãnh đạo Cục Quản lý thị trường TP Hồ Chí Minh và Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh về công tác chống hàng lậu, hàng giả tại địa bàn. Các đề xuất kiến nghị của các đại biểu được đại diện các lực lượng ghi nhận, đánh giá cao tại buổi tọa đàm...
Bài viết liên quan
QUỸ ĐẦU TƯ ANH RÓT HƠN 20 TRIỆU USD VÀO KHU CÔNG NGHIỆP Ở HẢI DƯƠNG
Chi hơn 20 triệu USD để sở hữu 49% tại khu công nghiệp An Phát 1 (Hải Dương), Quỹ đầu tư Actis (Anh) sẽ phát triển khu công nghiệp, nhà xưởng, kho bãi trị giá 250 triệu USD.
Hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu khởi sắc đầu năm 2023
Tại các cửa khẩu thuộc tỉnh Quảng Ninh, Lào Cai, Lạng Sơn, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa bắt đầu nhộn nhịp trở lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão, hứa hẹn những tín hiệu lạc quan.
Hải quan Hải Phòng đối mặt nhiều thách thức về thu ngân sách
Đạt kết quả ấn tượng trong 2 năm liên tiếp (2021, 2022) nhưng công tác thu ngân sách của Hải quan Hải Phòng trong tháng đầu của năm 2023 có chiều hướng giảm mạnh.
Việt Nam - Hàn Quốc đẩy mạnh hợp tác, hỗ trợ phát triển trong lĩnh vực hải quan
Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Hàn Quốc của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, ngày 5/12, tại Seoul, Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn và Cao ủy Hải quan Hàn Quốc Yoon Taesik đã ký Nghị định thư sửa đổi Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Đại Hàn Dân Quốc về hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau trong lĩnh vực hải quan.
Cửa khẩu Đông Hưng được chỉ định là cửa khẩu nhập khẩu lương thực vào Trung Quốc
Cửa khẩu Đông Hưng (cầu Bắc Luân 2, phía Việt Nam là cửa khẩu Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) vừa chính thức trở thành cửa khẩu nhập khẩu lương thực vào Trung Quốc.
Triển khai thực hiện thu thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn theo Nghị quyết số 30/2022/UBTVQH15 kể từ ngày 01/01/2023
Ngày 30/12/2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết số 30/2022/UBTVQH15 về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2023.
Hải quan Bắc Ninh triển khai Kế hoạch phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp
Lãnh đạo Cục Hải quan Bắc Ninh vừa đến thăm và làm việc với một số Tập đoàn, Công ty lớn trên địa bàn quản lý. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ triển khai Kế hoạch phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp và các bên liên quan năm 2023.
Phát hành hơn 12 triệu tem điện tử rượu nhập khẩu
Tổng cục Hải quan vừa có thông báo phát hành 12.800.000 tem điện tử rượu nhập khẩu.
Copyright © 2021 Pacific Container Lines All rights reserved.