Việt Nam - Hàn Quốc đẩy mạnh hợp tác, hỗ trợ phát triển trong lĩnh vực hải quan
Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Hàn Quốc của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, ngày 5/12, tại Seoul, Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn và Cao ủy Hải quan Hàn Quốc Yoon Taesik đã ký Nghị định thư sửa đổi Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Đại Hàn Dân Quốc về hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau trong lĩnh vực hải quan.
Mối quan hệ bền chặt
Chuyến thăm Hàn Quốc lần này của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc diễn ra trong bối cảnh hai nước Việt Nam và Hàn Quốc đang kỷ niệm trọng thể 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (12/12/1992-12/12/2022).
Tại các cuộc hội đàm, trong không khí tin cậy, chân thành và cởi mở, Tổng thống Yoon Suk Yeol và Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ vui mừng và hài lòng trước sự phát triển nhanh chóng và hiệu quả của quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước trong 30 năm qua, nhất là từ sau khi hai nước nâng cấp quan hệ lên “Đối tác hợp tác chiến lược” vào năm 2009.
Đặc biệt, lãnh đạo cấp cao hai nước đã đánh giá cao quan hệ thực chất, hiệu quả và toàn diện giữa hai nước về hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau trong lĩnh vực hải quan. Trong đó, Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Đại hàn Dân quốc về hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau trong lĩnh vực hải quan được ký ngày 10/3/1995 (sau đây gọi tắt là Hiệp định 1995) đã khẳng định góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế, tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại, đầu tư giữa hai nước.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol chứng kiến lễ ký Nghị định thư về hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau trong lĩnh vực hải quan đại diện Bộ Tài chính Việt Nam và Hải quan Hàn Quốc.
Kể từ sau khi Hiệp định 1995 được ký kết, Hải quan Việt Nam và Hải quan Hàn Quốc đã thiết lập và duy trì mối quan hệ hợp tác tốt, thực chất, góp phần thúc đẩy tăng trưởng thương mại giữa hai nước thời gian qua.
Theo đánh giá của Hải quan Việt Nam, tại thời điểm ký và trong 25 năm qua, Hiệp định 1995 bao gồm các cam kết tương đối tiến bộ và không bị lạc hậu trong quản lý hải quan theo phương thức truyền thống (như các quy định hợp tác về trao đổi, cung cấp thông tin để hỗ trợ thực hiện đúng pháp luật hải quan của mỗi bên trong lĩnh vực điều tra chống buôn lậu, đơn giản hóa thủ tục hải quan, trao đổi chuyên gia…).
Tuy nhiên, trong bối cảnh sự phát triển của thương mại toàn cầu, xu hướng áp dụng công nghệ trong quản lý hải quan theo phương thức hiện đại và thực tiễn hợp tác hải quan giữa hai bên đã mở rộng về cả phạm vi và mức độ hợp tác trong lĩnh vực điều tra chống buôn lậu, trao đổi dữ liệu hải quan điện tử… Do đó, hai cơ quan đã thống nhất quan điểm cần phải nâng cấp, cập nhật các nội dung hợp tác mới trong khi vẫn muốn giữ lại các nội dung hợp tác truyền thống. Do đó, việc đàm phán và ký Nghị định thư sửa Hiệp định là cần thiết và là hướng tiếp cận phù hợp.
Thống kê cho thấy, chỉ trong 11 tháng của năm 2022, thương mại song phương giữa Việt Nam và Hàn Quốc đã đạt mốc 80,5 tỷ USD, trong đó XK đạt 22,5 tỷ USD và NK 58 tỷ USD và vượt cả năm 2021. Với mức thực hiện này, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam, chỉ sau Mỹ và Trung Quốc. Dự kiến, thương mại song phương sẽ tiến sát mốc 90 tỷ USD vào cuối năm nay.
Không chỉ thể hiện ở con số tăng trưởng, hàng hóa XK sang Hàn Quốc còn có tỷ lệ hưởng ưu đãi thuế quan theo các FTA song phương và đa phương cao so với các thị trường khác. Trong đó, tỷ lệ sử dụng ưu đãi theo C/O VK đạt 5,8 tỷ USD, đạt 26,35%, mẫu AK đạt 5,4 tỷ USD, chiếm 24,58%. Tổng tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi cho hàng hóa Việt Nam XK sang Hàn Quốc đạt gần 51% trong tổng kim ngạch xuất sang thị trường này trong năm 2021, chỉ sau Ấn Độ và Chi Lê.
Nâng tầm hợp tác, hỗ trợ
Trên cơ sở những thành tựu quan trọng đã đạt được, với niềm tin mạnh mẽ vào tương lai hợp tác trong lĩnh vực hải quan giữa hai nước, Hải quan Việt Nam- Hải quan Hàn Quốc quyết định xây dựng và ký Nghị định thư nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu hợp tác về quản lý hải quan theo phương thức hiện đại, gồm áp dụng thành tựu của công nghệ thông tin và các ứng dụng của nền công nghiệp 4.0, bên cạnh việc duy trì hợp tác hải quan theo phương thức truyền thống đã quy định tại Hiệp định 1995.
Đồng thời, tháo gỡ vướng mắc về thẩm quyền đàm phán, ký thỏa thuận công nhận lẫn nhau về DN ưu tiên; tiết kiệm thời gian và nguồn lực đàm phán hai văn kiện cấp Chính phủ độc lập về công nhận lẫn nhau DN ưu tiên và trao đổi dữ liệu hải quan điện tử.
Hải quan Việt Nam nhấn mạnh, việc ký Nghị định thư sẽ tạo cơ sở pháp lý đầy đủ và cơ chế hợp tác, hỗ trợ kỹ thuật, trao đổi thông tin điện tử giữa hai cơ quan Hải quan nhằm phát hiện và phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật hải quan; đẩy nhanh tốc độ ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực hải quan trong bối cảnh đất nước Hàn Quốc và Hải quan Hàn Quốc đang tiên phong trong nghiên cứu và ứng dụng thành tựu của công nghiệp 4.0.
Theo đó, Nghị định thư gồm 4 điều sửa các định nghĩa về: pháp luật hải quan, hành vi vi phạm, cơ quan Hải quan, bên yêu cầu, bên được yêu cầu; bổ sung một số định nghĩa về lãnh thổ hải quan, hiệp định thương mại tự do, cơ quan có thẩm quyền, DN ưu tiên, thỏa thuận công nhận lẫn nhau, thông tin để thực hiện FTA. Nội dung Nghị định thư cũng sửa Điều 2, 3, 4, 5, và 10 của Hiệp định 1995; bổ sung 2 điều mới gồm: Điều 4bis Nỗ lực chung thực hiện MRA và Điều 5bis Trao đổi thông tin để thực hiện FTA.
Đặc biệt, nội dung quy định hiệu lực của Nghị định thư và công nhận Nghị định thư là một phần không tách rời của Hiệp định đã ký năm 1995.
Bài viết liên quan:
Bài viết liên quan

Một số Nghị định mới quy định Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện các Hiệp định Thương mại, Hiệp định Đối tác kinh tế có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/12/2022
Một số Nghị định mới quy định Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện các Hiệp định Thương mại, Hiệp định Đối tác kinh tế có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/12/2022

Quy định mới về thủ tục nhập khẩu dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng
Ngày 20/12/2022 , Phó Thủ tường Chính phủ Lê Minh Khái đã ký Quyết định số 28/2022/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 18/2019/QĐ-TTg ngày 19/4/2019 quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng.

KHAI THUÊ HẢI QUAN
Đã trãi qua rất nhiều năm trong ngành Logistics, PCL cam kết mang đến chất lượng Khai Thuê Hải Quan hoàn hảo, giải quyết nhanh chóng và xác đáng nhu cầu thông hàng hóa của doanh nghiệp:

Pacific Container Lines chuyên chở hàng của UNICEF
Pacific Container Lines chuyên chở hàng của UNICEF tặng 900 bộ đồ dùng, đồ chơi mầm non cho trẻ em 4 tỉnh miền Trung.

Công nhận lẫn nhau về Chương trình doanh nghiệp ưu tiên giữa các nước Đông Nam Á
Tổng cục Hải quan vừa tham gia ký Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về Chương trình doanh nghiệp ưu tiên theo hình thức trực tuyến với các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Cửa khẩu Đông Hưng được chỉ định là cửa khẩu nhập khẩu lương thực vào Trung Quốc
Cửa khẩu Đông Hưng (cầu Bắc Luân 2, phía Việt Nam là cửa khẩu Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) vừa chính thức trở thành cửa khẩu nhập khẩu lương thực vào Trung Quốc.

Hải quan TPHCM xử lý hơn 280 tỷ đồng nợ thuế
Áp dụng nhiều biện pháp xử lý, cưỡng chế nợ thuế, số nợ thuế tại Cục Hải quan TPHCM đã giảm trên 200 tỷ đồng.

VIỆT NAM LỌT TOP 10 THỊ TRƯỜNG HÀNG KHÔNG LỚN NHẤT THẾ GIỚI
OAG nhận định, mặc dù ghi nhận tăng trưởng lượt khách so với tuần trước đó, nếu so với thời điểm 20/1/2020, quy mô thị trường hàng không Việt đã giảm 31,4% do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Copyright © 2021 Pacific Container Lines All rights reserved.